Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013

Vải lanh của người Mông được trình diễn tại Pháp theo vailanh.vn


Lễ hội quốc tế dệt may đặc biệt là hoạt động lần đầu tiên được tổ chức nhằm tìm kiếm và tôn vinh những nghề dệt may thủ công truyền thống độc đáo đã phần nào bị mai một ở khắp nơi trên thế giới, nhằm khôi phục, giới thiệu và khai thác hiệu quả những nghề truyền thống này.
Lễ hội mở đầu với triển lãm “Biến đổi”, diễn ra từ ngày 14-9-2012 đếm 31-3-2013. Mục đích của lễ hồi là tạo nên nơi gặp gỡ giữa các chuyên gia, khách hàng, trưng bày các sản phẩm dệt may thủ công đặc biệt từ các nước trên thế giới, giới thiệu các kỹ năng của người thợ thủ công.
Lễ hội được tổ chức tại thành phố Clermont Ferrant của Pháp, nơi có lịch sử lâu đời về dệt ren thủ công, góp phần tạo nên ngành thời trang ren cao cấp nổi tiếng thế giới của Pháp. Vì thế, việc đưa lễ hội dệt may đặc biệt tới thành phố này càng trở nên có ý nghĩa hơn.
Có 16 nghệ nhân, nhà tạo mẫu từ khắp nơi trên thế giới sẽ cùng nhau giới thiệu những sản phẩm dệt may đặc sắc nhất của mình. Có những sản phẩm vô cùng độc đáo như chiếc khăn dệt bằng tơ nhện của Madagascar, nặng 350gr, được dệt từ tơ của 300 nghìn con nhện, với sắc vàng tự nhiên của tơ nhện được giữ nguyên vẹn. Đây là sản phẩm của hai nghệ nhân Simon Peers và Nicolas Googley, trên thế giới chỉ có ba tác phẩm từ tơ nhện đều là của họ.
Ngoài ra, các thợ thủ công Philippines giới thiệu trang phục dệt và thêu từ sợi dừa, Lào giới thiệu vải xa hoa thêu chỉ vàng, nghệ nhân Chile trình diễn nghệ thuật tét lông đuôi ngựa, Pháp công bố các sản phẩm ren chưa từng được biết đến của Viện Quốc gia về ren của vùng Puy en Valey và vùng Alencon….
Nhà thiết kế Minh Hạnh đại diện cho thời trang Việt Nam sẽ đem đến lễ hội 50 mẫu thiết kế đặc biệt được làm từ vải lanh dệt tay của người Mông ở Hà Giang và Bắc Hà (Lào Cai). Bốn người mẫu Việt Nam sẽ tham gia trình diễn các trang phục này là Hoa hậu Ngọc Hân, Quán quân Vietnam Next Top Model 2010 Huyền Trang, Phạm Trang và Phương Liên.

Chất liệu vải lanh tại vailanh.vn


Quả là không sai khi nói rằng chất liệu lanh (hay còn gọi là vải toile) luôn luôn được các Eva ưa chuộng nhất khi hè đến.

Bởi đơn giản, vải lanh vừa thoáng mát, nhẹ và thấm mồ hôi, dễ giặt , mau khô, dễ là ủi và chịu nóng tốt hơn voan, chiffon hay habutai rất nhiều.
Thành phần chủ yếu vải toile được làm từ thiên nhiên, vỏ và xơ cây lanh, với cấu trúc và thành phần pha trộn thêm các loại sợi khác nhau tạo ra chất lượng vải toile và tên gọi cũng khác nhau. Vải toile thông dụng tuy không phải là vải cao cấp nhưng rất cần và rất thích hợp trong thời tiết nóng ngày hè, không gì dễ chịu khi nóng bức mà được mặc lên người chất liệu lanh mát nhẹ thoải mái.
Tuy nhiên, vải toile có nhược điểm là dễ nhăn và độ bền không quá cao do vậy cách sử dụng và bảo quản cũng cần được lưu ý:
-         Nhiệt độ là ủi: 240 độ C
-         Hạn chế giặt tẩy 
-         Trước khi phơi nên giũ thẳng và phơi bằng móc để hạn chế nhăn 
-         Nếu giặt máy, nên cho vào túi lưới để tránh bị giằng kéo, cọ sát nhiều trong lồng giặt dễ làm bung sợi ở những chỗ quá khít đường may hoặc vắt sổ
-         Cất giữ chỗ thoáng mát, tránh ẩm ướt 
-         Nếu quần áo chưa cần sử dụng đến thì tránh giặt trước để còn lớp hồ trên mặt  vải sẽ bảo quản được lâu hơn
-         Nên sử dụng thường xuyên để tránh vải bị bục (hay còn gọi là bị nổ) và bị ẩm khi cất giữ lâu ngày
Những mẫu vải lanh thường có họa tiết hoa nhí khá đa dạng và nhiều màu sắc nên dễ dàng tạo kiểu. Đơn giản từ những chiếc váy ngắn đáng yêu, nữ tính đến những bộ đồ jumpsuit cá tính, tinh nghịch, tất cả đều rất thích hợp cho những chuyến dã ngoại, picnic, dạo phố và shopping của phái đẹp trong hè này. Đặc biệt là giá thành vải lanh thường "mềm" hơn các chất liệu khác rất nhiều vì vậy với các bạn nữ ưa thích mua vải để may đồ thì chất liệu lanh lại hợp túi tiền hơn cả.
Hãy cùng lựa chọn cho mình những mẫu thời trang từ chất liệu lanh để hạ nhiệt cho mùa hè đang đến nào!
1
lanh  4
Đồng hành cùng xu hướng hoa nở rộ trong năm nay thì những chiếc váy lanh hoa nhí đa màu sắc vẫn sẽ là lựa chọn số một cho những cô nàng điệu đà, nữ tính. Với thiết kế váy ngắn cao trên gối, nhún chun ở eo hay xếp nếp ở thân váy, điểm nhấn bằng thắt lưng bản to đều tạo nên sự trẻ trung đến bất ngờ.
vifash_jhoa3.jpg
1300698244213084164_574_0.jpg
13006981271204867419_574_0.jpg
vifash_jhoa5.jpg
vifash_jhoa9.jpg
Còn riêng với những chiếc jumpsuit thì dù dài hay ngắn, kiểu dáng hai dây hay ba lỗ thì chất liệu lanh vẫn luôn dễ dàng tạo kiểu nhất. Sự phù hợp với mọi vóc dáng và thân hình khiến cho jumpsuit trở thành xu hướng thời trang hè không thể bỏ qua trong hai năm trở lại đây. 

Se lanh dệt vải, nét đẹp của phụ nữ Mông


Ở vùng cao những người đàn ông vùng cao dân tộc Mông với hình ảnh của sự kiên trì bền bỉ đến khó tả với việc khoan nòng súng trước đây, thì người phụ nữ dân tộc Mông có sự tỉ mỉ kiên nhẫn và khéo léo đến lạ thường trong các công đoạn để dệt nên tấm vải lanh. Dùng sợi lanh dệt vải được coi là một nghề có những nét đẹp riêng của phụ nữ dân tộc Mông.


Từ chuyện trồng cây lanh đến se lanh và dệt vải được gắn với hình ảnh người phụ nữ vùng cao. Cây lanh được trồng quanh vườn đến độ vừa “nếp” được cắt thành từng bó rồi đem phơi. Vỏ cây lanh được tước ra thành từng sợi nhỏ và nối với nhau một cách khéo léo. Để không tạo thành mấu ở chỗ nối hai sợi lanh được kết lại khéo léo dưới dạng bện dây. Sợi lanh phải được nối dài và tuốt đều vì nó liên quan đến công đoạn dệt sau này. Để có đủ lanh, người phụ nữ Mông đều phải tranh thủ tước và nối các sợi lanh, họ làm kể cả lúc trên đường từ nhà lên nương và từ nương về nhà hay đi xuống chợ huyện... Bước tiếp theo, người ta mắc các sợi lanh vào khung quay cho chúng xoắn lại thành từng cuộn. Để làm cho sợi lanh trắng, cuộn sợi lanh được luộc trong nước tro. Khi sợi đã chuẩn bị sợi xong, việc dệt vải sẽ được bắt đầu. Khung cửu dệt vải lanh khá đơn giản, gần giống với bộ khung cửu dệt vải bông của đồng bào vùng thấp. Nhưng con thoi dệt khá to. Người dệt ngồi trên thanh gỗ nhỏ gác ngang trên bộ khung cửu, khi dệt có sự kết hợp khéo léo của cả bàn chân và đôi tay.


Nghề dệt vải lanh đã hình thành từ rất lâu và được truyền lại qua nhiều thế hệ. Bất cứ người phụ nữ Mông nào đến tuổi trưởng thành cũng phải biết se lanh thành sợi để dệt vải phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của gia đình. Việc se lanh dệt vải còn thể hiện sự khéo tay, chăm chỉ, đó là một trong những tiêu chí để đánh giá tài năng, đạo đức, phẩm chất và cách làm ăn của chị em phụ nữ.  Ngoài ra, vải lanh còn có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Mông. Họ quan niệm rằng, sợi lanh là sợi chỉ dẫn đường cho linh hồn người chết về với tổ tiên.


Vải Lanh bền nên thường được dùng để vẽ hoa văn của váy. Để tạo được những hoa văn in trên tấm vải, người Mông đã nghĩ ra cách dùng sáp ong để vẽ. Sáp ong vẽ lên vải trắng tạo những đường hoa văn theo một mô típ của khối những hình thoi, hình vuông đối xứng. Khi hoàn thiện các hình vẽ, tấm vải sẽ được đem nhuộm chàm. Những đường nét có sáp ong, chàm không ngấm vào được sẽ tạo ra những nét hoa văn chìm trông khá đẹp mắt. Cùng với các đường nét hoa văn vẽ bằng sáp ong, chiếc váy của đồng bào dân tộc Mông được tô điểm bằng những đường thêu với các màu pha trộn khá tinh tế, màu trội hơn thường thiên về màu đỏ và vàng, tạo lên màu rự rỡ của chiếc váy.


Khắp các bản vùng cao dù là ngành Mông xanh, Mông trắng hay Mông hoa, nghề se lanh dệt vải đều gắn với người phụ nữ. Ngày nay nghề dệt vải lanh có giảm bớt, bởi sự có mặt của các loại vải sợi được sản xuất có giá rẻ hơn và phong phú về mẫu mã. Nhưng đa phần phụ nữ Mông vẫn dùng vải lanh để làm váy chuẩn bị cho những ngày chơi tết. Những ngày xuân, ngày hội ở vùng cao, khi chúng ta đến đều cảm nhận thấy cảnh sắc của con người, thiên nhiên như hoà quyện bởi sắc màu rực rỡ của những bộ váy áo của phụ nữ vùng cao. Trong sắc phục đó có sự ẩn chứa của một nghề truyền thống se lanh dệt vải vẫn được gìn giữ cho đến tận hôm nay.